Trong nghệ thuật Gái_mại_dâm

Tuy mại dâm bị kỳ thị ngoài xã hội, nhưng kết cục bi đát của những phụ nữ mại dâm (bị xa lánh, chết mà không có chồng con, không người thân thích) vẫn được sự xót xa từ một số người, điển hình là câu thơ mà Nguyễn Du viết trong Truyện Kiều:

Sống làm vợ khắp người ta
Đến khi thác xuống làm ma không chồng.

Văn chương

Gái mại dâm là chủ đề của nhiều tác phẩm văn học, nhất là các chủ đề bi kịch hoặc châm biếm (như Marguerite trong Trà hoa nữ đã gây nên niềm cảm thương cho nhiều thế hệ độc giả), hay như Làm đĩ của Vũ Trọng Phụng được viết với lời kể của một cô gái nói về con đường dẫn đến mại dâm của mình. Bên cạnh đó cũng có một số tác phẩm viết vì hứng thú, như 120 days of Sodom của Hầu tước Sade, một tác phẩm về vụ bạo dâm với kỹ nữ bị Raymond Josue Seckel nhận xét là "đáng kinh tởm": "Xin lỗi em chỉ là con đĩ" viết về Hạ Âu - một cô gái điếm với tấm lòng bao dung, cao cả, sẵn sàng hy sinh vì người mình yêu.

Thơ

Gái mại dâm là một nguồn cảm hứng đối với các nhà thơ. Một số thi sĩ viết về những cô kỹ nữ và những mối tình một cách đầy say đắm, không e ngại và lắm khi tả cảm giác thất tình với kỹ nữ. Thi hào Nguyễn Du trong bài "Văn tế thập loại chúng sinh" tỏ lời thương hại cho những người đàn bà vướng vào cái nghiệp oan trái:

Cũng có kẻ lỡ làng một kiếpLiều tuổi xanh buôn nguyệt bán hoaNgẩn ngơ khi trở về giàAi chồng con tá biết là cậy ai?Sống đã chịu một đời phiền nãoThác lại nhờ hớp cháo lá đạĐau đớn thay phận đàn bà,Kiếp sinh ra thế biết là tại đâu?

Ngược lại, nhà thơ Pháp Charles Baudelaire làm nhiều bài thơ về gái điếm, nhưng ông ít khi tỏ ý thương xót và coi đó là cái giá mà họ phải trả khi đưa mình vào chốn ô nhục[41].

Thi sĩ Đỗ Mục đời nhà Đường nổi tiếng ăn chơi một thời, thường hay làm thơ nhắc đến kỹ nữ: "Thương nữ bất tri vong quốc hận, Cách giang do xướng Hậu đình hoa" (Kỹ nữ đâu biết hận vì mất nước, bên sông vẫn hát Hậu đình hoa), trong bài "Khiển hoài" của ông có gợi nên dư vị về những cuộc tình chóng vánh ở chốn lầu xanh:

Thập niên nhất giác Dương Châu mộngDoanh đắc thanh lâu bạc hãnh danh.

Tạm dịch:

Mười năm sực tỉnh Dương Châu mộngLuống hận lầu xanh phụ bạc hoài[42]

Một thi sĩ đời nhà Đường khác là Bạch Cư Dị có bài "Đại mại tân nữ tặng chư kỹ" (Thay lời chị bán củi tặng các kỹ nữ), nhìn nhận các kỹ nữ với thái độ khác - sự coi thường các cô gái kỹ nữ "ăn trắng mặc trơn" khi thấy hình ảnh họ đối lập với những phụ nữ lao động nặng nhọc, vất vả lam lũ:

Loạn bồng vi mấn, bố vi cânHiểu đạp hàn sơn tự phụ tânNhất chủng Tiền Đường giang bạn nữTrước hồng kỵ mã, thị hà nhân?

Tản Đà dịch:

Đầu bù khăn vải trùm taiTrèo non gánh củi sương mai lạnh lùngTiền Đường cũng gái trên sôngMà xem yên ngựa quần hồng là ai?[43]

Nhà thơ Xuân Diệu của Việt Nam cũng có bài thơ "Lời kỹ nữ" rất nổi tiếng, có những câu rất cảm động về tâm trạng người kỹ nữ:

Lòng kỹ nữ cũng sầu như biển lớn,Chớ để riêng em phải gặp lòng em;Em sợ lắm. Giá băng tràn mọi nẻo,Trời đầy trăng, lạnh lẽo suốt xương da.Người giai nhân: bến đợi dưới cây già;Tình du khách: thuyền qua không buộc chặt.

Nguyễn Khuyến có bài "Đĩ cầu Nôm" để châm biếm như sau:

Thiên hạ bao giờ cho hết đĩ?Trời sinh ra cũng để mà chơi!Dễ mấy khi làm đĩ gặp thời,Chơi thủng trống long dùi âu mới thíchĐĩ bao tử càng chơi càng lịch,Tha hồ cho khúc khích chị em cười:Người ba đấng, của ba loài,Nếu những như ai thì đĩ mốc.Đĩ mà có tàn, có tán, có hương án, có bàn độcKhá khen thay làm đĩ có tôngKhắp giang hồ chẳng chốn nào không.Suốt Nam Bắc Tây Đông đều biết tiếng.Đĩ mười phương chơi cho đủ chín,Còn một phương để nhịn lấy chồng.Chém cha cái kiếp đào hồng,Bạn với kẻ anh hùng cho đứng số.Vợ bợm, chồng quan, danh phận đó,Mai sau ngày giỗ có văn nôm.Cha đời con đĩ cầu Nôm.

Tú Xương thì có bài hài hước "Tết tặng cô đầu":

Ngày xuân mừng quý kháchKhi vui, lọ đàn phách!Chuyện nở như pháo rangChuyện dai như chão rách,Đổ cả bốn chân giườngXiêu cả một bức vách!

Âm nhạc

Nghệ thuật trình diễn

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Gái_mại_dâm http://www.radioaustralia.net.au/international/200... http://www.boyvn.com/home/content/view/289/33/ http://www.nationmultimedia.com/search/page.arcvie... http://www.prostitutionresearch.com/laws/000022.ht... http://vn.news.yahoo.com/h%C3%A0nh-kh%C3%A1ch-ch%E... http://globetrotter.berkeley.edu/conversations/Kri... http://www.kirjasto.sci.fi/baudelai.htm http://vnexpress.net/gl/phap-luat/2012/05/nhung-ca... http://vnexpress.net/gl/xa-hoi/2012/03/gai-mai-dam... http://w22.vnexpress.net/GL/The-gioi/Cuoc-song-do-...